Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Mẹo dân gian giúp giảm nhanh triệu chứng đau bụng kinh

Có 90% chị em bị đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt của mình. Triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội, nôn nao, chóng mặt, cơ thể mệt lả. Để giảm bớt những triệu chứng khó chịu này chị em có thể áp dụng ngay một số cách dân giã dưới đây:


1. Gừng tươi: Lấy vài lát gừng tươi, giã nhuyễn, thêm một chút nước và đường, đun đến khi sôi rồi tắt bếp. Có thể thay đường bằng mật ong. Uống nước gừng còn nóng khi thấy bụng trướng và đau tức. Nước gừng nóng ấm sẽ xoa dịu những cơn đau và giúp tử cung không co bóp quá mạnh nữa. Đồng thời, gừng tươi còn giúp giải quyết triệt để tình trạng tắc kinh của chị em.

Có thể bạn quan tâm: 
2. Ngải cứu: Theo Đông y, ngải cứu có công dụng điều trị kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt nhiều, đau bụng kinh (thống kinh). Với những người bị đau bụng kinh thì có thể ăn lá ngải với trứng gà, sẽ thấy đỡ đau bụng hơn rất nhiều thậm chí là cơn đau dứt hẳn.

Nếu kinh nguyệt không đều thì hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, thêm chút đường để uống, chia 2 lần/ngày. Có thể uống liều gấp đôi, cũng 2 lần/ngày. Sau 1-2 ngày sẽ thấy hiệu quả, người đỡ mệt, máu kinh đỏ và ít hơn.

3. Chườm nóng: Chườm nóng giúp làm ấm bụng, giãn cơ và làm lớp niêm mạc bong ra dễ dàng hơn. Vì thế, sẽ giảm nhanh các cơn đau, co thắt bụng dưới của chị em. Cách chườm nóng rất đơn giản: đun sôi túi sưởi (thường dùng trong mùa đông) chườm lên bụng đến khi túi nguội, tiếp tục đun sôi túi sưởi nếu vẫn còn đau. Nếu không có túi sưởi, bạn có thể đun sôi nước rồi rót vào chai thủy tinh. Bọc chai thủy tinh trong khăn bông rồi chườm lên vùng bụng dưới.

Một nắm lá ngải cứu cùng muối hạt hơ nóng chườm trên bụng cũng có tác dụng tốt xoa dịu cơn đau trong những ngày kinh nguyệt. Ngoài ra, bạn có thể massage nhẹ và thường xuyên phần bụng dưới khi đang có kinh giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau thật hiệu quả.

4. Làm nóng bàn chân: Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng xương chậu đồng thời các bạn có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối, chút gừng cho thư giãn, lỏng cơ, giảm đau.

5. Tránh để bị lạnh trong những ngày “đèn đỏ”: Cần giữ ấm cơ thể trước, trong và sau kỳ kinh nguyệt. Chị em không nên bơi lội, tắm rửa bằng nước lạnh, uống nước lạnh, làm việc nơi điều hòa quá lạnh bởi khi bị kích thích tử cung sẽ co bóp mạnh và gây đau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét