Nhiệt miệng khiến bạn khó chịu
Chữa nhiệt miệng bằng lá húng chó
Theo đông y lá húng chó có tính ấm, chứa tinh dầu, có khả năng làm mát, giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Vậy nên đây chính là một bài thuốc hữu hiệu để trị nhiệt miệng.
Cách làm đơn giản như sau: hái vài lá húng chó, rửa sạch sau đó nhai kĩ và nhấp vài ngụm nước lạnh. Mỗi ngày ăn khoảng 6 lần, chia đều các cữ.
Chữa nhiệt miệng bằng vỏ dưa hấu
Nếu vứt bỏ vỏ dưa hấu đi thì thật là lãng phí bởi đây là một trong số những bài thuốc trị nhiệt miệng khá hay. Theo nhiều tài liệu y khoa vỏ dưa hấu có tính hàn, trị nhiệt, giải độc nên dân gian đã biết tận dụng được khả năng này.
Cách làm: mang vỏ dưa hấu đi sao kiệt nước đến khi nào có thể tán thành bột, trộn cùng mật ong và bôi vào chỗ lở loét trong miệng
Chữa nhiệt miệng bằng cà chua
Với rất nhiều chất có lợi cho sức khỏe, cà chua được sử dụng rất nhiều trong các món ăn. Ngoài ra với tính bình, vị chua, hơi ngọt đây cũng là thực phẩm có khả năng giải độc tốt và thường dùng để trị nhiệt miệng.
Cách làm: Ép cà chua lấy nước, sau đó ngậm nước ép ngày khoảng 4 lần trong ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót
Rau ngót là một loại rau lành tính và có khả năng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc cho cơ thể.
Cách làm: Cũng giống như vỏ dưa hấu, rau ngót sau khi ép cũng trộn chung với 1 ít mật ong và bôi vào chỗ lở loét 2 hoặc 3 lần trong ngày.
Chữa nhiệt miệng bằng nước khế chua
Khế có tính bình, mọng nước, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hiệu quả, đặc biệt là khế chua.
Cách làm: Lấy khoảng 3 quả khế chua gần chín, còn tươi, đập dập, sau đó đổ thêm 1 ít nước cho vào đun sôi (khoảng 5 phút), để nguội.
Người nhiệt miệng lấy nước đó ngậm nhiều lần trong ngày, có thể nuốt. Khế ngọt cũng có tác dụng nhưng hiệu quả không bằng khế chua.
Trên đây là một số cách hay tự chữa nhiệt miệng tại nhà. Hãy áp dụng ngay khi có dấu hiệu của bệnh nhé. Thường xuyên truy cập vào blog sức khỏe để học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét