Bộ Y tế cũng cho biết, tỉ lệ nhiễm khuẩn tiết niệu là 12,3%, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn huyết tương tương đương nhau 10%; tỉ lệ sử dụng kháng sinh thay đổi ở các khoa và bệnh viện dao động từ 60,5 - 99,5%. Các bệnh viện Trung ương có tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn bệnh viện tuyến cơ sở.
Có thể bạn quan tâm:
- Người bị tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào tốt
- Cao 1m60 nặng 68kg cơ thể có cân đối không
- Nhận biết sớm đột quỵ qua các biểu hiện của cơ thể
Đáng lo ngại hơn, các cơ sở khám chữa bệnh thường xuyên phải đối phó với nhiều bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao do các tác nhân gây bệnh qua đường máu như HIV, viêm gan B, C và nhiều tác nhân lây truyền qua đường hô hấp như cúm A (H5N1, H1N1, H7N9…), lao phổi và các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Ngoài ra, nhiễm khuẩn bệnh viện là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát triển kỹ thuật cao như ghép bộ phận cơ thể người, ghép tế bào gốc...
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là gánh nặng cho bệnh nhân và các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt đối với các nước chậm phát triển và đang phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét