Có thể bạn quan tâm:
- Các bạn cần phải biết cách phòng đột quỵ
- Cảnh báo nguy hiểm khi cho trẻ tiếp xúc với băng phiến
- Cách chữa trị bệnh cước chân tay khi mùa đông đến
Nấc cụt là hiện tượng rất thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Nấc cụt xảy ra do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Cơ hoành này nằm giữa ngực và bụng, giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc thở. Khi nó co thắt, dây âm thanh của bạn sẽ bị đóng lại rất nhanh gây ra âm thanh đặc biệt của nấc cụt.
Trẻ sơ sinh bị nấc đa phần là do bú quá no kèm theo nuốt hơi vào dạ dày. Ngoài ra, nếu thời tiết quá lạnh, trẻ cười đùa nhiều hoặc vừa ăn uống, vừa cười cũng dễ bị nấc. Thông thường, chỉ một thời gian ngắn khoảng vài chục phút là cơ thể tự cân bằng và hết nấc cụt. Nhưng cũng có trường hợp nấc cụt kéo dài cả ngày hoặc vài ngày.
Đối phó với căn bệnh nấc cụt ở trẻ
Nếu thấy trẻ nhà bạn có các biểu hiện của bệnh nấc cụt hãy áp dụng ngay một số cách hiệu quả sau đây:
- Gãi mang môi hoặc tai: Bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, hãy bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái, nếu trẻ khóc được thì sẽ khỏi nấc nhanh hơn vì lúc đó thần kinh thực quản giãn ra, triệu chứng nấc sẽ biến mất. Ủ ấm, sưởi ấm cho trẻ.
- Bịt lỗ tai: Dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại 15-20 lần.
- Làm cho bé khóc: Làm cho bé khóc. Khi bé nấc, lấy ngón tay, búng thật mạnh vào gan bàn chân của bé để bé khóc. Khi bé khóc thì nhịp thở của bé sẽ điều lại và bé sẽ hết nấc.
- Làm bé phân tâm: Cũng giống như người lớn, trò chơi và đồ chơi có thể giúp bé phân tâm và tạm thời quên đi cơn nấc cụt. Mẹ có thể chơi ú òa, cho bé cầm đồ xúc xắc hoặc ngậm thứ gì đó.
- Cho bé nếm đường: Mẹ có thể đặt một chút đường lên lưỡi bé cho bé ngậm trong khoảng vài phút. Vị ngọt của đường có tác dụng đưa cơ hoành về trạng thái bình thường và có thể làm hết nấc.
- Thay đổi tư thế cho bé bú: Đôi khi bé nuốt quá nhiều không khí trong khi bú, dẫn đến hiện tượng nấc cụt. Vì vậy mẹ cần thay đổi tư thế trong khi bé bú để hạn chế lượng không khí chiếm chỗ ở trong dạ dày của bé. Ngoài ra, nếu bé bị nuốt quá nhiều không khí vào dạ dày, hãy cho bé bú với tư thế ngồi thẳng đứng.
- Vỗ lưng: Một cách đơn giản nhất chữa nấc là vỗ nhẹ trên lưng bé. Có thể vỗ cả ở vai nhưng phải vỗ nhẹ nhàng và dứt khoát. Điều này giúp bé ợ hơi và hết nấc. Hoặc, cho bé uống từng hớp nước nhỏ để ngừng cơn nấc. Khoảng 2,5ml nước lọc là đủ ngăn chặn cơn nấc.
Cách chữa nấc cụt cho trẻ mà ông bà ta thường áp dụng đó là ngắt ngọn lá trầu và dán lên trán của trẻ hoặc lấy cuốn chiếu dán vào huyệt ấn đường hay dùng nhọ nồi bôi lên huyệt ấn đường. Cách làm này được nhiều người lý giải là “đánh lạc hướng trẻ” giúp trẻ tập trung vào vật lạ trên trán và quên đi chuyện nấc cụt.
Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên lưu ý, nếu trẻ bị nấc cụt liên tục trong 3 giờ thì phải đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét