Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Thói quen mút ngón tay gây nguy hại gì cho trẻ?

Rất nhiều trẻ em có thói quen mút ngón tay, có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này như là do trẻ khó chịu khi mọc răng, trẻ muốn đi vệ sinh hoặc do trẻ ăn uống thiếu chất. Dù là nguyên nhân gì thì việc trẻ thường xuyên mút ngón tay có thể gây ra những nguy hại sau:

- Dễ lây mắc bệnh lây truyền qua đường miệng như bệnh tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa...
- Việc thọc tay vào miệng quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, đặc biệt là sau khi ăn
- Gây ra một số tổn thương ở da ngón tay, biến dạng xương ngón tay
- Có thể gây biến dạng răng và hàm như miệng trẻ trở nên hô, móm, lệch khớp cắn..

mút tay gây hại gì cho trẻ
Mút tay có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Làm sao để trẻ từ bỏ thói quen mút ngón tay? 

Bản năng bú mút tự nhiên khiến trẻ thường có thói quen mút tay trong những tháng đầu đời, tuy nhiên sau 6 tháng đầu thói quen mút ngón tay cái ở trẻ sẽ giảm 70-90%, hầu hết trẻ sẽ tự động bỏ mút tay lúc 3-5 tuổi.

Hiện tượng mút ngón tay của trẻ là hết sức tự nhiên, vì thế mẹ hãy cắt móng tay và vệ sinh tay thường xuyên cho bé.

Khi thấy trẻ ngậm ngón tay, có thể thay thế bằng ti giả hoặc cho bé bú sữa nếu đó là dấu hiệu bé đang đói. Mẹ cũng đừng vội vã mắng hay đánh vào tay bé, hãy nhẹ nhàng, từ từ kéo tay ra khỏi miệng bé và đánh lạc hướng bé bằng những trò chơi hay bằng đồ chơi thú vị.

Nếu trẻ trên 4 tuổi vẫn còn mút tay thì cha mẹ có thể giải thích, nhắc nhở bé thường xuyên, đồng thời dành nhiều thời gian hơn nữa để chơi với bé hoặc cho bé chơi với các bạn cùng tuổi. Nếu trẻ trên 6 tuổi mà vẫn có thói quen mút ngón tay, bạn hãy trao đổi điều này với bác sĩ tâm lý, vì ở thời điểm này, trẻ thường mút ngón tay khi thiếu tự tin, xấu hổ, mặc cảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét