Có thể bạn quan tâm:
- Cách phòng tránh bệnh phụ khoa ngày nắng nóng
- Giật mình với 7 tin đồn sai lệch về tình trạng ung thư ở nước ta
- Thêm 1 ca tử vong do viêm não mô cầu, cần làm gì để phòng tránh
Có những ý kiến rất khác nhau về việc liệu chuối có an toàn cho người bị tiểu đường hay không, vì chúng rất giàu tinh bột và đường. Nhưng theo các chuyên gia, kiêng chuối trong chế độ ăn của người bị tiểu đường là sai lầm.
Bệnh nhân tiểu đường luôn được cảnh báo phải đặc biệt chú ý về con đường ăn uống để kiểm soát được chỉ số đường huyết. Trái cây tươi và hoa quả được cho là những thức ăn bổ dưỡng đối với cơ thể nhưng vì một nguyên nhân nào đó người tiểu đường vẫn cảm thấy e ngại với chúng, đặc biệt là hạn chế ăn chuối. Nhưng theo các chuyên gia, điều này là không cần thiết.
Chuối chứa những thành phần gì?
Bên trong một quả chuối chứa rất nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin B6, kali rất tốt cho cơ thể: Vitamin B6 giúp bạn có một một tâm trạng tốt, vitamin C tăng cường cho hệ thống miễn dịch, kali giúp điều hòa huyết áp và các chất xơ giúp cơ thể bạn luôn sảng khoái.
Một nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra rằng tinh bột trong chuối có thể có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm insulin và giảm trọng lượng cho người béo phì bị tiểu đường tuýp 2.
Bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng chuối trong bữa ăn hàng ngày
Chuối chứa rất nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, nhưng chúng cũng chứa nhiều carbohydrate (nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động). Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho rằng chuối rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nếu ăn điều độ và biết cách chọn lựa cho phù hợp.
Chuối không chín quá được khuyến khích sử dụng đối với người tiểu đường bởi trong giai đoạn này hàm lượng đường trong nó không nhiều như lúc đã chín kỹ. Sử dụng chuối khoa học và kết hợp với việc ăn các loại trái cây khác nhau giúp điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể của bạn.
Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến khích việc tiêu thụ chuối như một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý (cùng với quả việt quất và bưởi) ở bệnh nhân tiểu đường, bạn có thể sử dụng chúng một cách điều độ để tránh khỏi tiểu đường type 2.
Tại sao người bị tiểu đường nên ăn chuối ương (chưa chín hẳn, chuối còn hơi xanh)
Khi chuối chín, tinh bột trong đó chuyển đổi thành đường. Một quả chuối chín có chỉ số đường huyết của các loại trái cây (GI - Glycaemic Index) là 60, trong khi đó một quả chuối chín tới có chỉ số đường huyết khoảng 40.
Hơn nữa, chuối chưa chín rất giàu tinh bột phản tính, một loại carbohydrate không tiêu hóa được có chức năng như chất xơ. Chuối càng xanh thì càng nhiều lượng tinh bột phản tính.
Đó là lý do vì sao các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên sử dụng chuối chín ương thay vì chín kỹ để hạn chế sự phản ứng với lượng đường huyết trong cơ thể bạn.
Tuy nhiên, lượng carbohydrate trong chuối cũng còn tùy thuộc rất nhiều vào kích thước của quả. Ví dụ, 1 quả chuối nhỏ (dài khoảng 10cm) chứa 18,5g carb (tính trên 100g sản phẩm). Mặt khác 1 quả chuối khoảng 15cm đã chứa 27g carb. Nếu 20cm thì lượng carbohydrate khoảng 35g.
Như vậy, những bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng chuối trong chế độ ăn uống. Biết cách ăn và lượng chuối tiêu thụ vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường huyết trong máu mà còn bổ sung rất nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể.
Theo Curejoy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét